26
Bia đề danh Tiến sĩ khoa thi năm Đinh Mùi (1607)

Niên hiệu: Hoằng Định 8 (1607)

Ngày dựng: Ngày 16 tháng 11 năm 1653

Kích thước:

Bia: Chiều cao 160cm, chiều rộng 111cm, dày 19cm

Đế bia (rùa): Chiều dài 172cm, chiều rộng 116cm, chiều cao 26cm

Đặc điểm: Trán bia: trang trí hình mây, rồng. Diềm bia: trang trí hình hoa lan, hoa đào, hoa mai, hoa lựu. Rùa: Đầu ngẩng cao, mai rùa không chạm khắc.

Thông tin chi tiết: Năm Đinh Mùi (1607), vua Lê Kính Tông cho mở khoa thi Hội. Đặc sai Đề điệu là Hữu đô đốc Xuyên quận công Đỗ Thế Vinh, Tri cống cử là Hình bộ Thượng thư Nghĩa Khê hầu Nguyễn Lễ, Giám thí là Địch Lương bá Hoa Hữu Mô. Khoa này chọn được hạng xuất sắc 5 người đỗ, cho vào thi Đình. Sau khi làm bài văn sách, vua Lê Kính Tông phân định thứ hạng xuất thân: Hoàng giáp là Lưu Đình Chất, người xã Quì Chử, huyện Hoằng Hoá (nay thuộc xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), 4 người đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân gồm : Ngô Nhân Triệt, Lê Trất Dục, Đỗ Khắc Niệm và Nguyễn Trạm. Thứ bậc ơn vinh đều được hưởng theo phép cũ. Tuy nhiên việc khắc bia đá vẫn chưa kịp làm.

Đến năm Thịnh Đức thứ nhất (1653), vua Lê Thần Tông thấy vận hội nước nhà ổn định, sai từ thần soạn bài kí, truy dựng bia Đề danh Tiến sĩ khoa thi này, lại giao việc soạn bài ký cho Mậu Lâm lang, Hàn lâm viện Hiệu thảo Nguyễn Đăng Minh, trong đó có đoạn bày tỏ rõ sự khuyến khích kẻ sĩ “phải nên gắng sức sửa mình, cũng giống như công mài đá giũa ngọc để có thể làm người trung hậu mà đứng giữa triều đình. Gắng hết sức trau dồi đạo đức phẩm tiết để giúp vua được như vua đời Đường Ngu, để cho dân được nhờ ơn như dân đời Nghiêu Thuấn, khiến cho nước nhà yên ổn, vững chắc như bàn thạch, ngõ hầu không phụ tấm lòng bề trên yêu mến thì những điều sở học trong đời đã được đắc dụng vậy”. Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng tham Chưởng Hàn lâm viện sự Bạt quận công Thượng trụ quốc Dương Trí Trạch nhuận sắc; Trung thư giám Hoa văn học sinh, người xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm, Nho Sơn nam Nguyễn Dao Lâm viết chữ ; Kim Quang môn Đãi chiếu, kiêm Triện dịch, Quế Lan nam Nguyễn Quang Độ khắc chữ. 


Reign title: Hoằng Định 8 (1607) 

Erection time: on 16th of 11th Lunar month of 1th Thịch Đức (1653) 

Shape: Flat, stone gray color

The pediment of the stele is engraved with the clear and distinct images of two dragons, but they look rigid, and angular, contrasting with the image of the dragon engraved in the same period.

The examination in the year of Đinh Mùi under the reign of 8th Hoằng Định (1607), selected 5 outstanding individuals. As the top candidates was Lưu Đình Chất ranked 2nd class and the position of 3rd class Doctorate were Ngô Nhân Triệt, Lê Thất Dục, Đỗ Khắc Niệm, and Nguyễn Trạm.

Lưu Đình Chất was born in 1566 in Quỳ Chử commune, Hoằng Hóa district (now part of Hoằng Hóa district, Thanh Hóa province). He held official positions Minister of Finance (Title: Tá lý công thần, Tham tụng, Thượng thư Bộ Hộ, Thiếu bảo, tước Lộc Quận công). He was was sent to the Ming Dynasty (China) as an Ambassador. After his death, he was posthumously promoted to the rank of Thiếu Dư.

Ngô Nhân Triệt was from Vọng Nguyệt commune, Yên Phong district (now Yên Phong district, Bắc Ninh province). He was the nephew of Ngô Hải, son of Ngô Trừng, and father of Ngô Nhân Tuấn. He held a position as a mandarin (Title: Tự khanh) and was appointed as Deputy Ambassador (in 1620) to the Ming dynasty (China).

Lê Thất Dục, born in 1570, was from Cổ Đôi village, Nông Cống district (now Nông Cống district, Thanh Hóa province). He served as a Academician (Title:. Hàn lâm Hiệu thảo). Some documents record him as Lê Trất Dục. Đỗ Khắc Niệm was from Đan Nhiễm village, Van Giang district (now part of Văn Giang district, Hung Yen province). He was the younger brother of Đỗ Khắc Kính and held a middle-level official position. Nguyễn Trạm, born in 1560, was from Cát Bi village, Thượng Phúc district (now Phú Xuyên district, Hà Tây province). He held the position of Deputy Minister (title: Hữu Thị lang, tước Tử).